Kỹ thuật chăn nuôi nai.
Kỹ thuật chăn nuôi nai chuồng nuôi thả tự nhiên Kỹ thuật chăn nuôi nai chuồng nuôi thả tự nhiên Kỹ thuật chăn nuôi nai chuồng nuôi nhốt hoàn to Kỹ thuật chăn nuôi nai thả tự do I. Giống và đặc điểm giống 1. Tên gọi: Tên thường gọi là nai. Nai đã được thuần hóa ở nhiều nơi trên thế giới, ở Việt Nam nai cũng đã được nuôi khoảng 1 thế kỷ nay. 2. Vóc dáng: Cân đối, nhanh nhẹn, chân dài và nhỏ, cổ dài, đầu nhỏ, tai to và thính. Con đực lớn hơn con cái, lúc trưởng thành, con đực nặng 200- 250 kg, con cái nặng 100 – 150 kg. Da nai màu tro hay xám đen. Lông nai có màu hung đen hay nâu sẫm, con đực sẫm hơn con cái. Dọc theo chính sống lưng và có lông dài và sẫm hơn. Chỉ có nai đực mới có sừng, sừng có 3-4 nhánh.
3. Tập tính sinh hoạt, tuổi thọ và môi trường sống: Nai nhút nhát, hiền lành, thính giác, khứu giác tốt; thích sống theo bầy đàn nhỏ vào ba con. Tuổi thọ của nai khoảng 25-30 năm. Môi trường sống thích hợp là trảng cỏ, rừng thưa có nhiều cây, cỏ non… Ban ngày nai thường tìm nơi yên tĩnh, kín đáo và an toàn để ngủ, nghỉ… ban đêm tìm kiếm thức ăn và những hoạt động khác…
4. Thức ăn: Bao gồm, thức ăn xanh tươi (cỏ, cây các loại), thức ăn tinh (hạt ngũ cốc, củ quả), muối khoáng như tro bếp, đất sét… Thực tế cho thấy, nai thường tìm đến nương rẫy mới đốt kiếm tro, đất sét để ăn.
5. Sinh trưởng, phát triển: Khoảng nửa giờ sau khi sinh, nai con có thể đứng dậy bú mẹ; 15-20 ngày bắt đầu tập ăn cỏ, lá cây: 1, 5 tháng chạy nhảy, hoạt động như nai trưởng thành. Nai sơ sinh nặng 4-5 kg/con, 1 tháng nặng 10- 15 kg, 6 tháng nặng 40-50 kg, 12 tháng có thể đạt trọng lượng trưởng thành. Sau một năm tuổi nai đực sẽ mọc sừng. Cặp sừng đầu tiên không phân nhánh, dài khoảng 20- 30cm. Nai rụng sừng cũ và mọc sừng mới mỗi năm một lần vào mùa xuân. Sau khi rụng sừng cũ 15-20 ngày, cặp sừng mới bắt đầu mọc. Sừng non mới mọc có màu hồng nhạt, đầy dưỡng chất, ngoài phủ một lớp lông tơ màu trắng xám, mịn, mượt mà như nhung nên gọi là nhung. Nhung của những lần mọc sau dài 3-4cm thì bắt đầu phân nhánh, được 20-25cm thì phân nhánh lần thứ 2. Hươu Nhung già hóa sừng gọi là gạc nai.
6. Sinh sản: Nai động dục theo mùa, thường vào mùa thu từ tháng 9-10. Mùa động dục nai ít ăn… Nai đực hung hăng, đi lại tìm cái, đầu cúi gằm xuống, sừng chĩa về phía trước, hai chân trước cào bới đất như sẵn sàng lao vào cuộc chiến… Hai dịch hoàn cương to, dương vật tiết ra nước màu nâu đen có mùi đặc trưng khai và hôi. Nai cái, thời gian động dục kéo dài 1 -3 ngày, thích gần đực, âm hộ xung huyết phồng to và tiết ra dịch nhờn màu trắng… Nai đực thành thục sinh dục hơn 2năm tuổi, nai cái sớm hơn, 12-14 tháng tuổi đã có thể phối giống, 21 -24 tháng tuổi đã có thể đẻ lứa đầu. Sau khi đẻ 2- 4 tháng nai cái sẽ động dục trở lại. Thời gian mang thai trung bình 280 ngày. Nai tơ mang thai dài hơn nai già. Trước khi đẻ vài ngày nai mẹ hoạt động chậm chạp, lười biếng và thường tách đàn nằm nghỉ, bầu vú căng, sa xuống, âm hộ xung huyết… Nai thường đẻ vào ban đêm, đẻ xong nai mẹ cắn rốn, liếm khô con và khu vực xung quanh cho nai con sạch sẽ, ấm áp . . . Nai cái thường đẻ mỗi năm 1 lứa, mỗi lứa 1-2 con, nai đực mỗi năm cắt được một hoặc hai cặp nhung…
II. Chọn giống và phối giống: – Chọn nai đực: To khỏe, vóc dáng cân đối: bốn chân chắc khỏe, kẽ móng hẹp, thay lông đúng kỳ (mùa xuân hàng năm). lông da bóng mượt, màu hung đen hay nâu sẫm; gốc sừng to, đường kính trên 3cm; cơ quan sinh dục phát triển tốt, nhất là hai dịch hoàn to, đều, đặc biệt khả năng phối giống, đậu thai và phẩm chất đời con tốt. . . – Chọn nai cái: Nai tơ, 1 -2 năm tuổi; vóc dáng cân đối, thể trọng tốt, nhanh nhẹn, khỏe mạnh, không dị tật, bốn chân chắc khỏe, lông da bóng mượt, màu hung đen bay nâu sẫm; cơ quan sinh dục phát triển tốt và hoạt động bình thường…
III. Chuồng trại: Các hình thức chăn nuôi nai
Có 3 loại chuồng chăn nuôi nai chính:
1 Chuồng nuôi nhốt hoàn toàn
2 Chuồng nuôi bán tự nhiên
3 Chuồng nuôi tự nhiên hoàn toàn
– Dù áp dụng loại chuồng nuôi nào nguyên tắc chung là chuồng phải chắc chắn không cho nai thoát ra ngoài đi mất, không để nai mắc kẹt, không ảnh hưởng đến việc sinh sản và phát triển của nai
Chuẩn bị chuồng trại.
Kỹ thuật làm chuồng chăn nuôi nai
1) Kỹ thuật làm chuồng chăn nuôi nai nhốt hoàn toàn.
– Là nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng, có đặc điểm dễ chăm sóc nuôi dưỡng, dễ quản lý, nhưng không thỏa mãn tập tính
– Làm nhà cao, mát, rộng rãi, có chống nóng.
+ Sung quanh xây gạch để ô thoáng
+ Nền láng si măng cát, hơi dốc về hố chứa phân khoảng 1-2o
+ Hai bên ngăn thành các ô. Làm đường đi và máng ăn ở giữa. Đường đi rộng 1,2 – 2,2m
+ Hoặc tùy điều kiện có thể làm chuồng một bên
– Bên trong chuồng ngăn thành từng ô
– Diện tích mỗi ô chuồng cho 1 con đực bố rộng 5 m2 , ô cho con cái mẹ rộng 6 – 8 m2
– Bức ngăn giữa ô nọ với ô kia cao 2,2 m
– Vật liệu làm bức ngăn bằng thanh gỗ bản rộng 7 – 10 cm giầy 3 – 4 cm hoặc bằng típ nước mạ kẽm Q21 – Q27 thì thanh nọ cách thanh kia 13 cm, cũng có thể làm bức ngăn bằng lưới b40 thật chắc chắn
– Làm cửa thông từ ô nọ sang ô kia và cửa ra vào rộng 80 – 100 cm cao lên 1,7 m
– Kỹ thuật tận dụng chuồng lợn, chuồng bò cũ làm chuồng chăn nuôi hươu. Có thể kéo lưới b40 cao thêm 1 m – 1,2 m trở lên, tính từ mặt nền chuồng cao lên 2,2 m là được diện tích tận dụng sẵn có, tối thiểu 3,5 m2 là được, càng rộng càng tốt nhưng cũng không nên rộng quá
2) Kỹ thuật làm chuồng chăn nuôi nai bán tự nhiên (có chuồng có vườn thả nai)
– Là hình thức nuôi vừa có chuồng nuôi vừa có vườn thả tự do, hình thức này môi trường sinh thái của con vật được mở rộng hơn, phù hợp mọi hoạt động sống hoang giả của nó. Nhưng quản lý khó hơn và vệ sinh khu vực cũng khó hơn.
– Bao quanh 1 diện tích đủ chăn nuôi nai và chăn hươu
– Dùng gạch xây bao hoặc dùng lưới b40 vây kép kín cho nai và hươu không thể thoát ra ngoài đi mất – Chiều cao tường xây hoặc lưới b40 cao 2,2 m là được
– Diện tích tùy thuộc nuôi nhiều hay ít, nhưng 1 con ít nhất 10-20 m2
– Bên trong làm một lán cho hươu vào trú nắng, trú mưa – Trong khu vực nuôi có cây to có bóng mát
3) Mô hình chăn nuôi hươu và nai tự nhiên hoàn toàn Không có chuồng trại mà chỉ khoanh vùng nuôi với diện tích lớn hình thức này khó quản lý chăm sóc nuôi dưỡng
– Có một diện tích rộng thoải mái
– Sung quanh dựng cột bê tông kéo lưới b40 kép kín cho hươu và nai không thể thoát ra ngoài đi mất
– Chiều cao lưới b40 từ mặt nền lên cao 2,2 m
– Nếu ở đồng bằng trồng cây to có bóng mát
– Nếu ở trong rừng chú ý lưới b40 phải chắc chắn
– Nếu vùng đồi núi có cây to có thể ép lưới vào cây thay cột bê tông
– Thả hươu hoặc nai sống tự nhiên trong khu vực đã được vây lưới b40 tất nhiên là diện tích phải rộng. Mặc dù nai đã được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ, nhưng tính nhát người vẫn còn mạnh, nên không thể chăn thả như dê, bò mà phải có chuồng nuôi nhốt.
Chuồng nuôi cần rộng rãi, thoáng mát, một phần là nhà che mưa, phần để trống có cây che bóng mát có cỏ và cây bụi làm thức ăn.
Chuồng nuôi nên có nhiều ngăn, ít nhất là hai ngăn, ở giữa có một lối đi hẹp, lúc cần bắt đặt bẫy ở giữa lùa chúng vào cho dễ bắt.
Nguyên liệu để rào vườn có thể bằng lưới thép, bằng gỗ, tre hoặc xây, chiều cao từ 2, 5m trở lên và không có các k
Chủ trại chăn nuôi hươu:
Nguyễn Văn Trịnh . ĐT: 0986.818.305 CĐ:
ĐC: 340, Trung Hưng, Thị Trấn Vũ Thư, Vũ Thư, Thái Bình
Kỹ thuật chăn nuôi nai chuồng nuôi thả tự do Kỹ thuật chăn nuôi nai Kỹ thuật chăn nuôi nai chuồng nuôi thả tự nhiên Kỹ thuật chăn nuôi nai chuồng nuôi nhốt hoàn toàn Kỹ thuật chăn nuôi nai chuồng nuôi thả tự nhiên Kỹ thuật chăn nuôi nai chuồng nuôi thả tự nhiên Kỹ thuật chăn nuôi nai chuồng nuôi thả tự nhiên Kỹ thuật chăn nuôi nai chuồng nuôi thả tự nhiên Chăn nuôi nai chuồng nuôi tự nhiên hoàn toàn
Chăn nuôi nai thả tự nhiên Nai giống thả tự nhiên Chuồng nuôi nai nhốt hoàn toàn Chăn nuôi nai chuồng nuôi nhốt hoàn toàn Chăn nuôi nai Chuồng nuôi nai nhốt hoàn toàn Chăn nuôi nai Chuồng nuôi nai nhốt hoàn toàn Chuồng nuôi nai nhốt hoàn toàn Nhung nai
4 Trả lời “Kỹ thuật chăn nuôi nai”