- Con hươu và vị thkuốc lộc nhung
Con hươu có lông đen mịn màu đỏ hồng có đốm. Con nai to hơn con hươu, lông cứng hơn, màu xám hoặc nâu, không có đốm. Chỉ có con đực mới có sừng. Từ hai tuổi trở đi, hươu nai đực bắt đầu có sừng, nhưng thường hươu nai từ 3 tuổi trở đi thì sừng hoặc nhung mới tốt và mới được thu hoạch.
Nhung hươu nai
Lộc nhung hay mê nhung là sừng non của con hươu (lộc), hoặc con nai (mê) đực được chế biến. Hằng năm vào cuối mùa hạ, sừng hươu nai sẽ rụng, mùa xuân năm sau sẽ lại mọc sừng khác. Sừng non khi mới mọc rất mềm, mặt ngoài phủ đầy lông tơ trong chứa rất nhiều mạch máu và sờ mịn như nhung
Người ta nuôi hươu nai để lấy nhung. Mỗi năm mỗi con đực chỉ cho một cặp nhung, đặc biệt có khi hai cặp. Sau khi cắt được nhung, cần chế biến ngay. Nếu chế biến không cẩn thận, ví dụ sấy nóng quá, nhung bị nứt ra, máu nhung tiết ra hết sẽ kém chất lượng.
Trong y học cổ truyền, lộc nhung được coi là có tác dụng sinh tinh, bổ huyết, được dùng trong các trường hợp hư tổn trong cơ thể, nam giới thiểu năng sinh dục, hoạt tinh, hoa mắt, chóng mặt, nữ giới khí hư.
Bài thuốc có lộc nhung
Chữa liệt dương, đái rắt, sắc mặt đen sạm: Nhung 40g, cạo sạch lông, thái mỏng, hoài sơn 48g, giã nát cả hai vị trộn đều cho vào một túi vải, ngâm vào 1 lít rượu trong 7 ngày. Người lớn ngày uống 10-20ml. Khi hết rượu, lấy bã còn lại làm thành viên mà uống.
Chữa các triệu chứng tinh huyết khô kiệt, tai điếc, miệng khát, lưng đau, đi tiểu ra dưỡng chấp: Nhung 40g, đương quy 40g, cả hai vị sao khô tán bột. Lấy thịt quả ô mai nấu thành cao, trộn với bột trên làm thành viên bằng hạt ngô. Người lớn ngày uống 50 viên, chia làm 2-3 lần uống với nước cơm còn ấm.
Gạc hươu nai
Có tên khác là lộc giác, là nhung để già, cứng lên thành gạc hay sừng. Hằng năm vào cuối mùa hạ, hươu nai cọ đầu vào cây cho sừng rụng. Trong gạc hươu nai huyết đã khô kiệt, có khi còn da bọc, có khi hết cả da, chỉ còn gạc sáng bóng, màu vàng hay hơi đỏ, hoặc trắng ngà. Phần dưới to có nhiều u nhỏ tròn nổi lên, phần trên nhẵn và nhọn.
Gạc lấy ở những con hươu nai nuôi còn sống được coi là tốt hơn. Gạc của hươu nai hoang dã, đến mùa tự rụng vào tháng 6-8, mà người ta vào rừng để thu nhặt thuộc loại kém hơn. Khi dùng gạc hươu nai, người ta thường cưa thành từng khúc ngắn, tẩm với mật sao vàng tán nhỏ. Từ gạc hươu nai, có thể chế thành cao ban long và lộc giác sương.
Xem thêm: Giá nhung hươu tươi
Xem thêm: Kỹ thuật chăn nuôi hươu
Website: nhunghuou.net
Xem: Kỹ thuật chăn nuôi hươu
Chủ trại: Nguyễn Văn Trịnh ĐT 0986 818 305
Một số hình ảnh chăn nuôi hươu